Ở Việt Nam Người_bán_hàng_tạp_phẩm

Làn sóng các đại gia bán lẻ nước ngoài vào Việt Nam từng khiến giới hoạch định chính sách không khỏi lo âu cho số phận các nhà phân phối nội địa. Chương trình hỗ trợ mạng lưới bán lẻ, nhất là các điểm bán hàng, tiệm tạp hóa gia đình... từng được Bộ Thương mại thực hiện với những biện pháp như tổ chức khóa huấn luyện bán hàng cho các chủ tiệm nhỏ, những điểm tạp hóa quy mô gia đình, chủ tiệm tạp hóa sẽ được các chuyên gia kinh tế và makerting huấn luyện nội dung quản lý thu chi và hàng tồn kho, trưng bày hàng, dịch vụ khách hàng, quảng cáo và khuyến mãi tại điểm bán, chính sách giảm giá...[1]

Việt Nam, loại hình này rất thông dụng tại các sạp hàng ở các chợ, các khu vực dân cư đông để phục vụ cho nhu cầu hàng ngày của người dân. Đây là một mắt xích trong hệ thống phân phối và bán lẻ. Mạng lưới phân phối quy mô về số lượng với gần 300.000 cửa tiệm tạp hóa và khoảng 2.000 chợ phân bố trên cả nước (chiếm tới 90% mạng lưới phân phối tại Việt Nam) nhưng lại rất lạc hậu này đang mất dần ưu thế trước hệ thống phân phối hiện đại và không loại trừ phải đứng trước khả năng phá sản, nhất là tại các đô thị.[2]

Hoạt động tiệm tạp hóa tại đây cũng như được quy củ, nhiều vấn đề được báo giới nhắc đến như công tác phòng cháy, chữa cháy,[3][4] an ninh trật tự[5][6] các mặt hàng cấm và các loại hàng nhái, hàng giả được bày bán.[7]